Văn hóa về trà đạo Nhật Bản

Văn hóa về trà đạo Nhật Bản

Trà đạo Nhật Bản là một nghệ thuật văn hóa vô cùng nổi tiếng mà chúng ta ít nhiều đều đã từng nghe qua. Khi nói về trà đạo Nhật Bản, chúng ta sẽ liên tưởng đến khung cảnh yên bình, nhàn nhã khi ngồi trong một căn phòng trải trọn chiếu tatami, thưởng thức tách trà nóng và ngắm nhìn cảnh sắc bên ngoài.  Một nét văn hóa vô cùng đặc trưng của con người Nhật Bản.

Khái quát về văn hóa trà đạo Nhật Bản

Vậy “Trà đạo” là gì? "Trà đạo" là một văn hóa truyền thống của Nhật Bản, trong đó chủ nhà sẽ phục vụ trà cho khách, và khách sẽ nhận trà cũng như nhận lòng hiếu khách của chủ nhà.

Trong trà đạo, có nhiều quy tắc phức tạp khác nhau về cách pha trà, cách nhận trà, cách ngồi, cách cúi chào, cách đứng và cách đi. 

Nghi thức này được tạo ra để tiếp đãi khách, phục vụ cho khách, và để khách thêm phần thoải mái khi thưởng thức trà.

Trà đạo không chỉ là phục vụ trà cho khách và uống trà, mà còn là sự giao lưu tinh thần giữa chủ và khách, có thể nói đây là một kiểu nghệ thuật phục vụ với sự kết hợp giữa tính thẩm mỹ đầy thỏa mãn của các món ăn, phong cảnh với các nghi thức phục vụ khách đầy chu đáo.

Đây là một trong những nghi thức biểu hiện cho tinh thần “Omotenashi” – Tinh thần chăm sóc, đối đãi khách nhiệt tình của Nhật Bản.

Văn hóa trà đạo Nhật Bản

Dụng cụ pha trà đạo Nhật Bản

Dưới đây là một số dụng cụ cơ bản để pha trà đạo Nhật Bản.

Các loại trà(お茶): 

Tùy theo hệ phái mà sẽ có sự thay đổi về trà. Ngoài ra có thể bỏ thêm các nguyên liệu thảo mộc, rau củ phơi khô.

Ấm trà (釜): 

Bằng sắt để đun nước. Kích cỡ khác nhau theo mùa.

Gáo múc nước (柄 杓):

Làm từ tre, dùng để múc nước và nước sôi ra chén trà.

Chậu đựng nước (建 水):

Chậu đựng nước rửa chén trà hoặc nước không dùng. 

Hũ đựng nước (水 指): 

Chất liệu đa dạng, kim loại, sứ, thủy tinh, gỗ,... Dùng để đựng nước pha trà.

Chén trà (茶碗) : 

Chén đựng trà để uống. Do muốn hòa mình vào thiên nhiên nên đặc điểm các chén trà sẽ tùy theo mùa. 

Mùa xuân sẽ vẽ họa tiết hoa anh đào. Chén trà mùa hè sẽ có độ cao thấp, miệng rộng để dễ thoát hơi nước. Mùa thu vẽ họa tiết lá phong, và mùa đông miệng chén sẽ cao hơn, chén trà dày hơn để giữ độ nóng.

Hũ đựng trà (棗): 

Hũ đựng bột trà. Tùy theo loại trà được pha mà có nhiều loại hũ đựng trà khác nhau, với các họa tiết xinh đẹp đầy thẩm mỹ nhưng gần gũi với cuộc sống.

Muỗng múc trà (茶 杓): 

Muỗng múc bột trà.

Cây đánh trà (茶 筅): 

Dụng cụ pha trà Matcha. Được làm từ tre.

Khăn Chakin (茶巾): 

Khăn lau chén trà.

Khăn Fukusa (袱 紗): 

Khăn lau dụng cụ pha trà.

Xem thêm các bài viết khác tại đây.

Dụng cụ pha trà đạo Nhật Bản

Phòng trà đạo Nhật Bản (Trà thất)

Trong trà đạo, chủ nhà rất chú tâm đến không gian để chiêu đãi khách thưởng trà. Để có thể khiến khách hòa mình vào khung cảnh của thiên nhiên và cảm nhận được sự thoải mái, yên bình khi uống trà. 

Một phần cũng ảnh hưởng bởi phong cách nội thất Wabi sabi – Phong cách của sự tiết chế, giản đơn. Thế nên phần lớn trà thất thường ở góc vườn, trong một căn phòng nhỏ, giản dị.

Tokonoma là một góc phòng hơi thụt vào trong so với vách tường. Thường là khu vực để trang trí. Cụ thể như treo tranh hoặc một bức thư pháp trên tường ở khu vực đó. Hay có một cái bậc thềm nhỏ so với sàn nhà để đặt bình hoa, đôi khi chỉ là một chiếc bình rỗng.

Kakejiku có thể hiểu là một tấm vải trống màu nhạt có thể cuộn vào hoặc trưng bày treo trên vách tường tokonoma. Được người Nhật sử dụng để thêm vào những bức tranh, bức họa nhỏ, những bức thư pháp hoặc thư họa kết hợp tranh và chữ.

Trà thất

Cách pha trà đạo Nhật Bản theo quy trình cơ bản

Quy trình cơ bản của một buổi trà đạo sẽ diễn ra như sau:

Bước 1: 

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và nguyên liệu cần thiết.

Bước 2: 

Đo lường số lượng trà và nước, tùy vào trà sẽ có lượng mức khác nhau.

Bước 3: 

Làm ấm tất cả các dụng cụ pha trà và lau khô trước khi bắt đầu.

Bước 4: 

Đổ nước sôi vào trà. Thông thường sẽ phải đổ nước sôi  tầm 3 lần. Lần lượt là 60 độ, 80 độ, 90 độ.

Bước 5:

Ngâm trà từ 1 đến 3 phút, không thể ngâm quá lâu.

Bước 6: 

Rót trà ra một chén riêng để điều chỉnh nhiệt độ, tiếp theo mới nhẹ nhàng rót ra chén uống.

Bước 7: 

Thưởng thức tách trà và ngắm phong cảnh bên ngoài. Có thể ăn bánh ngọt trước khi thưởng trà.

Lưu ý: Tùy theo mỗi loại trà sẽ thay đổi cách pha để lấy được vị trà ngon nhất.

 

Cách pha trà đạo Nhật Bản

So sánh trà đạo Việt Nam và Nhật Bản

Về điểm chung, cả trà đạo Việt Nam và Nhật Bản đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đều là một nét văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. 

Tuy nhiên Trà đạo Việt Nam có xu hướng thoải mái về giờ giấc, trang phục hơn, không theo hẳn một quy trình pha trà phức tạp cầu kỳ như trà đạo Nhật Bản, gặp nhau và thưởng trà với tâm thế thoải mái, trò chuyện. 

Trà đạo Nhật Bản với tâm thế chu đáo, chuẩn bị mọi thứ cho khách, khiến khách hài lòng khi thưởng trà. Có xu hướng vừa thưởng trà vừa ngắm phong cảnh, hòa quyện cùng thiên nhiên.

So sánh trà đạo Việt Nam và Nhật Bản

Tổng kết

Nghệ thuật trà đạo mang một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần và văn hóa của người Nhật. 

Trà đạo là một phương pháp giúp cho tâm hồn tĩnh lặng, an yên, là một phương pháp để hòa mình với thiên nhiên.

Ngày nay, không chỉ người Nhật Bản mới có thể tham gia trà đạo mà ai cũng có thể tham gia bất kể quốc tịch, địa lí, ngôn ngữ,... 

Qua đó ta có thể thấy được trà đạo là một văn hóa nghệ thuật có lịch sử lâu đời và được quảng bá thành công ra toàn thế giới.

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI!

Luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho bạn để có sản phẩm tốt nhất.

icon

Giao hàng nhanh chóng.

Miễn phí với đơn hàng trên 500,000 VND

icon

Chính sách bảo hành

Theo quy định, khuyến cáo của nhà sản xuất

icon

Hỗ trợ 24/7

Với các kênh chat, email & phone