お盆まつり| LỄ HỘI OBON NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ĐIỀU ĐẶC BIỆT

お盆まつり| LỄ HỘI OBON NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ĐIỀU ĐẶC BIỆT

Nếu như Việt Nam có ngày lễ vu lan thì Nhật Bản gọi là lễ hội Obon. Lễ hội Obon ở Nhật Bản thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 hàng năm, thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ và tổ tiên. Đây cũng là dịp đoàn tụ gia đình và có ý nghĩa rất quan trọng đối với tâm linh tín ngưỡng của người Nhật.

Hãy cùng KAJI khám phá lễ hội Obon đầy ý nghĩa này nhé!

1. Nguồn góc hình thành nên lễ hội Obon

Lễ hội Obon hay còn có tên gọi khác lễ hội của những con thuyền. Có cách đây khoảng 500 năm và liên quan đến một câu chuyện về Phật giáo. Nguồn gốc bắt nguồn từ một người tên là Mokuren.

Truyền thuyết về lễ hội Obon

Mokuren là một đệ tử của Phật giáo đã tu hành nhiều năm và đạt được pháp lực cao siêu. Khi có được pháp lực đủ lớn, ông muốn tìm về linh hồn của người mẹ mất sớm để báo hiếu công sinh thành của bà. Khi tìm được linh hồn của mẹ ông mới biết mẹ bị đày xuống địa ngục chịu rất nhiều đau khổ.

Không biết làm sao, Mokuren đã tìm đến Đức Phật để hỏi cách giải thoát cho linh hồn của mẹ mình. Đức Phật thấy lòng hiếu thuận của Mokuren nên đã mách cho ông cách đó là chuẩn bị lễ vật để cúng cho các nhà tu đang tu hành trong dương gian vào đúng ngày 15 tháng 7. Mokuren làm theo và khi hoàn thành lễ cúng thì linh hồn của mẹ ông được siêu thoát có thể trở lại nhân gian gặp người thân.

2. Thời gian và nghi lễ diễn ra trong lễ hội Obon

Lễ hội được diễn ra từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 8, mỗi ngày người dân sẽ thực hiện những nghi lễ với ý nghĩa khác nhau.

  • Ngày 12/8: chuẩn bị đón tổ tiên

"Ngựa linh thiên" được trang trí từ dưa chuột và cà tím với que tăm hoặc đũa được chuẩn bị vào ngày 12 với ý nghĩa dưa chuột là ngựa đưa ông bà đến nhân gian nhanh hơn và cà tím là bò tiễn ông bà quay trờ lại thế giới bên kia thong thả.

  • Ngày 13/8: Đón linh hồn tổ tiên

 

 

Đây là nghi thức con cháu sẽ đốt đèn trên bàn thờ và những cuốn gai đã tước vỏ từ trước để tổ tiên thấy ánh sáng và đám khói mà đi về nhà, đây có vai trò như vật chỉ đường “Michishirube”

  • Ngày 14 và 15/8: ngày đoàn tụ

Ngày 14 và 15, linh hồn sẽ ở lại nhà và được người nhà dâng lên các đồ cúng là các món ăn truyền thống cùng với việc tảo mộ và các hoạt động đường phố bắt đầu.

  • Ngày 16/8: Tiễn đưa ông bà về địa phủ

Các gia đình sẽ dâng lên bánh Okuridango để tiễn linh hồn trở về âm phủ. Vào ngày 16, người ta cũng thực hiện đốt lửa giống như như ngày 13 để tiễn linh hồn.

3. Một số hoạt động trong lễ hội Obon

Nghi thức thả thuyền giấy

Những chiếc thuyền giấy nhỏ bên trong được thắp nến sẽ được thả ở các con sông với mục đích tiễn đưa linh hồn trở về. Những ngọn nến bên trong thuyền có ý nghĩa giống như việc dâng lửa để tiễn linh hồn trở về nơi thuộc về họ.

Bon Odori – điệu múa của ngày lễ Obon

Những chiếc thuyền giấy nhỏ bên trong được thắp nến sẽ được thả ở các con sông với mục đích tiễn đưa linh hồn trở về. Những ngọn nến bên trong thuyền có ý nghĩa giống như việc dâng lửa để tiễn linh hồn trở về nơi thuộc về họ.

Có thể thấy ở Nhật Bản cũng như Việt Nam, người dân rất quan tâm đến việc thờ cúng và lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên. Chính vì thế, hòa cùng không khí mùa vu lan tháng 7 âm lịch Việt Nam, lễ hội Obon ở Nhật Bản cũng nhắc nhở chúng ta về sự hiếu thảo và tấm lòng hướng về cội nguồn.
    ← Bài trước Bài sau →
    Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
    This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

    HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI!

    Luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho bạn để có sản phẩm tốt nhất.

    icon

    Giao hàng nhanh chóng.

    Miễn phí với đơn hàng trên 500,000 VND

    icon

    Chính sách bảo hành

    Theo quy định, khuyến cáo của nhà sản xuất

    icon

    Hỗ trợ 24/7

    Với các kênh chat, email & phone